Tác phong và thái độ ứng xử trong giao tiếp là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn thành công trong cuộc sống.
Về tác phong trong ứng xử – giao tiếp: Trang phục cần gọn gàng, đứng đắn, phù hợp với tuổi tác, cùng với những cử chỉ nhẹ nhàng hòa nhã, thân thiện sẽ được bạn đọc chú ý và tôn trọng.
Về Thái độ ứng xử trong giao tiếp: Cách giao tiếp, ứng xử thận thiện nhiệt tình của bạn chắn sẽ gây hứng thú cho người đối diện hay bạn bè.
Tư thế và Tác phong khi giao tiếp:
- Chuyên nghiệp
- Nhanh nhẹn
- Kịp thời
- Chững chạc
Ăn mặc trong giao tiếp:
Ăn mặc phù hợp và tùy theo ngữ cảnh: Gọn gàng, quần áo không nhàu nát, mặc đồ lịch sự, gọn gàng, không đi dép lê.
Tư thế trong giao tiếp ứng xử:
- Tư thế nghiêm chỉnh, không ngả ngốn, không gác chân,
- Không làm những cử chỉ thiếu lịch sự khi tiếp xúc với bạn (ngoáy mũi, xỉa răng, cắt móng tay móng chân, ngáp, vươn vai…)
- Không làm việc riêng, tán chuyện gẫu qua điện thoại khi giao tiêp hay nói chuyện với ai đó
- Không chỉ tay vào bạn hay vào người đang nói chuyện cùng.
Thái độ:
Thái độ của người nói chuyện có tác động rất lớn đối với tinh thần, niềm tin và mức độ tin cậy trong giao tiếp. Đôi khi, chỉ cần một lời hướng dẫn ân cần, khích lệ hay ánh mắt đầy thông cảm của người giao tiếp, giúp bạn có chỗ dựa vững chắc hơn và có được thông tin giá trị và giúp ích được bạn.
- Nhã nhặn, nhẹ nhàng trong lời nói và cử chỉ
- Truyền đạt rõ ràng, cụ thể khi chỉ dẫn và trao đổi
- Cảm thông khi trả lời câu hỏi
- Nhiệt tình
- Lịch sự
- Tôn trọng mọi người, không phân biệt đối xử
- Chu đáo
Trong giao tiếp cần cởi mở, gần gũi, thân thiện:
Nếu bạn cởi mở, thân thiện, và gần gũi sẽ làm cho mối quan hệ với các bạn trở nên gắn bó, thân mật hơn để tạo hứng thú cho người nói chuyện. Nếu ngược lại, sẽ gây tâm lý khó chịu, ức chế ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu, dẫn đến bạn ngại tiếp xúc với mọi người.
Mọi cử chỉ, hành vi, lời nói, việc làm của bạn để lại ấn tượng cho người tiếp xúc, vì thế trong mọi lúc, mọi nơi khi đang tiếp xúc với các bạn và người xunh quanh, dù vui hay buồn, dù trong người có mệt mỏi, khó chịu thì bạn cũng nên cũng nên giữ thái độ cởi mở, gần gũi, thân thiện với mọi người.
Lịch sự, tế nhị
Môi trường học tập và văn hóa, giao tiếp trong trường đại học là là giao tiếp giữa những người có văn hóa với nhau. Chính vì thế các em sinh viên phải thể hiện là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị và có cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng bạn bè, thầy cô, và người xung quanh.
Kiên nhẫn, tự tin
Có rất nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan làm cho bạn và những người xung quanh không hiểu nhau do thông tin không đầy đủ. Trong trường hợp này, các bạn cần kiên nhẫn tìm hiểu xem những nội dung thông tin đã diễn đạt một cách rõ ràng và đúng nhu cầu thông tin hay chưa, bởi không ai cũng có khả năng diễn đạt nhu cầu của mình một cách chính xác và rõ ràng. Do vậy, đôi lúc bạn phải đưa ra những giải pháp hỗ trợ người các bạn hay người giao tiếp với bạn trong việc diễn đạt, thể hiện yêu cầu của mình một cách đầy đủ.
Chủ động
Trong một số trường hợp khác, chẳng hạn bằng khả năng quan sát, nhận biết biểu hiện bên ngoài của bạn: đi lại nhiều, bối rối, lúng túng… Khi đó bạn cần chủ động tiếp cận với họ và bằng lời nói nhẹ nhàng, thân mật, dễ hiểu, nét mặt tươi tắn thân thiện, ấm áp xóa đi sự ngăn cách. Trong quá trình tiếp xúc, bạn cần chú ý lắng nghe và hướng mắt về bạn và sử dụng giọng nói, ngôn ngữ giao tiếp thích hợp với từng tình huống, với thái độ thân thiện, tự nhiên tạo điều kiện cho bạn của bạn tự do diễn đạt trình bày mong muốn của mình.
Nhiệt tình, linh hoạt
Bằng cử chỉ tự tin ra hiệu về sự nắm bắt được thông tin của họ, dùng ngôn ngữ ngắn gọn khi bình luận các câu hỏi của bạn, không tỏ ra hấp tấp vội vàng, phải cẩn thận trong việc xác định các nguồn tin thích hợp. Đôi khi.
Ôn hòa nhưng nghiêm túc
Cũng có khi vì một lý do nào đó, người bạn gioa tiếp cùng có thể có thái độ không thật đúng mực, bạn cần có thái độ ôn hòa, mềm mỏng nhưng nghiêm túc, trên tinh thần tôn trọng lân nhau, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc và thái độ nghiêm khắc với những hành vi vi phạm.
Tóm lại, trong công việc và cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên thường xuyên giao lưu với bạn bè và người xung quanh bằng những câu chào hỏi, những lời nói thân mật, những nụ cười thân thiện. Tuy rất đơn giản nhưng hiệu quả thì rất lớn, dần dần tạo nên được một môi trường văn minh, lịch sự, thân thiện, tự nhiên giữa bạn bè và người xung quanh. Họ cảm thấy gần gũi và coi chúng ta như những người bạn đáng tin cậy. Qua tiếp xúc với bạn bè, chúng ta sẽ thấu hiểu tâm tư, tình cảm, biết cảm thông và chia sẻ. Từ đó, chúng ta sẽ có thêm một nguồn động viên để giúp chúng ta vươn lên trong học tập và nghiên cứu và sau này chúng ta làm việc có hiệu quả hơn.