Hà Nội, một ngày nhớ… Sinh ra và lớn lên ở một vùng đất cằn cỗi đầy nắng gió Nghệ An nhưng con bé thật may mắn khi có một gia đình yêu thương nó vô bờ bến. Bố mẹ nó luôn nghĩ “Phải quyết tâm cho con cái học hành tử tế mới thoát khỏi cảnh ruộng đồng”.

14102072_1064763273638274_1549989471_n - Copy

Bạn Cung Thị Oanh tại nới làm việc

Năm nó học lớp 12, cũng như bạn bè cùng trang lứa, nó bơi lội trong cái mớ bòng bong về nghề nghiệp tương lai mà thực ra với một đứa ở vùng quê, nó chẳng hề có một suy nghĩ nào rõ ràng. Nó phó mặc cho Cha – Người mà nó tin tưởng tuyệt đối. Sau một thời gian trầm tư, tìm hiểu tin tức, suy nghĩ kỹ Cha bảo: “ Kỹ sự Dệt May Bách Khoa con nhé”. Vậy là duyên bắt đầu từ đó. Tại ngôi trường phần lớn là con trai với những môn học khó nhằn này, nó đã may mắn khi được là 1 trong 100 bạn nữ sinh khối ngành kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam nhận Học bổng Merali của Quỹ Châu Á kết hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển xây dựng. Nhận điện thoại của Cô giáo thuộc Phòng Đào tạo trường mà nó cứ ngu ngơ chẳng tin vào tai mình. Ngày nó được trao học bổng tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội biết bao háo hức, biết bao vui mừng, biết bao hạnh phúc ào đến, nó nghĩ “cha mẹ không phải lo học phí cho mình nữa rồi”. Đây chính là bùa hộ mệnh của nó. 5 năm không phải là khoảng thời gian ngắn, nó đã có những kỷ niệm đẹp với những người bạn mới, hiện tại đều đã trở thành những nữ kỹ sư của đất nước. Nó hạnh phúc khi được cùng các bạn, cùng các anh chị Trung tâm tham gia các hoạt động: Tổ chức Tết trung thu cho các em nhỏ tại công viên Bách Thảo, thăm bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cùng nhau chia sẻ niềm vui trong ngày Quốc tế Phụ nữ, gặp gỡ những người phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực kỹ thuật, tham gia những buổi chia sẻ kinh nghiệm và định hướng việc làm, cùng gặp gỡ, nói chuyện với Giám đốc Anpha Book, cùng nhau đi tình nguyện, vui chơi cùng các em nhỏ dân tộc Dao – Ba Vì, cùng nhau đến thăm các em nhỏ khuyết tất Thụy An, cùng hát cùng tập văn nghệ với nhau….Khoảng thời gian 5 năm, nó đã học được nhiều điều quý giá không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn cả kiến xã hội, các kỹ năng mềm và nhất là học cách làm người. Để rồi ra trường nó đã tự kiếm được một công việc phù hợp với một mức lương khá tốt. Nó thực sự cảm thấy hạnh phúc, nó trân trọng, biết ơn người đã mang lại bùa hộ mệnh cho nó. Nó mong rằng tất cả mọi người sẽ luôn khỏe mạnh và ngày càng thành công trong cuộc sống để rồi sau này chúng ta có thể góp được phần nhỏ bé của mình giúp đỡ cho những người khác. Yêu và thương đại gia đình Học bổng Merali! Bài viết: Cung Thị Oanh, cựu sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội