Trong 5 ngày (1-5/7) vừa qua, 7 nữ sinh trong chương trình Học bổng nữ sinh Merali khóa 2 đã đến tình nguyện tại thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tại đây, các nữ sinh đã tổ chức nhiều hoạt động thú vị và bổ ích cho hơn 50 em nhỏ tại thôn xoay quanh hai chủ đề là: Tìm hiểu, phát huy thế mạnh địa phương, và bảo vệ môi trường. Các hoạt động như làm đồ tái chế; vẽ tranh, làm mô hình; vẽ tiêu bản lá cây thuốc; sơ cứu vết thương; cảm nhận cuộc sống cùng nhiều trò chơi và các bài nhảy đã thu hút rất đông em nhỏ tham gia. Chương trình được tổ chức nhằm tạo sân chơi thú vị, bổ ích cho các em thiếu nhi thôn Yên Sơn trong mùa hè, đồng thời là cơ hội để các bạn nữ sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng cho bản thân.

Hoạt động tìm hiểu về các thành viên trong nhóm giúp các nữ sinh làm quen các em nhỏ trong ngày đầu tiên

Hoạt động tìm hiểu về các thành viên trong nhóm giúp các nữ sinh làm quen các em nhỏ trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên, các bạn nữ sinh và hơn 50 em nhỏ chia thành 8 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có một nữ sinh phụ trách. Các nhóm đã làm quen với nhau, tìm hiểu sở thích, sở ghét, biệt danh, thói quen…

Bạn Nguyễn Thị Sen, sinh viên năm 2 ngành Kinh tế Xây dựng (ĐH Xây dựng) là một trong 7 nữ sinh tham gia chương trình tình nguyện năm nay. Sen mới đầu còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý các em nhỏ."Các em trong nhóm còn quá nhỏ nên nhiều khi em không biết phải hướng dẫn hay nói như thế nào cho các em hiểu", Sen chia sẻ.

Bạn Nguyễn Thị Sen, sinh viên năm 2 ngành Kinh tế Xây dựng (ĐH Xây dựng) là một trong 7 nữ sinh tham gia chương trình tình nguyện năm nay. Sen mới đầu còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý các em nhỏ.”Các em trong nhóm còn quá nhỏ nên nhiều khi em không biết phải hướng dẫn hay nói như thế nào cho các em hiểu”, Sen chia sẻ.

Trong ba ngày tiếp theo, nhiều hoạt động đã được tổ chức bởi các bạn nữ sinh đã thu hút các em nhỏ tham gia ngày một đông.

Hoạt động vẽ tranh, làm mô hình chủ đề "Cuộc sống quanh ta" nhằm giúp các em ý thức được những tác động của con người đối với thiên nhiên. Để làm những bức tranh, mô hình này, các em nhỏ đã tập hợp các đồ bỏ đi như lá cây, củi khô, ống hút, giấy báo, đũa dùng một lần... để tạo nên các chi tiết bên trong. Trong ảnh là phần thuyết trình về sản phẩm của các nhóm sau khi đã làm xong.

Hoạt động vẽ tranh, làm mô hình chủ đề “Cuộc sống quanh ta” nhằm giúp các em ý thức được những tác động của con người đối với thiên nhiên. Để làm những bức tranh, mô hình này, các em nhỏ đã tập hợp các đồ bỏ đi như lá cây, củi khô, ống hút, giấy báo, đũa dùng một lần… để tạo nên các chi tiết bên trong. Trong ảnh là phần thuyết trình về sản phẩm của các nhóm sau khi đã làm xong.


Một tạo hình người chơi xích đu được các em nhỏ làm từ ống hút, giấy màu và dây gai bỏ đi.

Một tạo hình người chơi xích đu được các em nhỏ làm từ ống hút, giấy màu và dây gai bỏ đi.

Cũng với các nguyên liệu bỏ đi có thể tái chế, các bạn nữ sinh đã hướng dẫn các em nhỏ làm nhiều đồ chơi như đồng hồ, con lợn tiết kiệm, xe ô tô,…

Các em nhỏ thi đua ô tô làm từ lõi giấy vệ sinh.

Các em nhỏ thi đua ô tô làm từ lõi giấy vệ sinh.


Một chiếc đồng hồ được tái chế từ bìa các - tông và nắp vỏ chai nước, ống hút.

Một chiếc đồng hồ được tái chế từ bìa các – tông và nắp vỏ chai nước, ống hút.

Bên cạnh những hoạt động nhằm giáo dục môi trường, chương trình tình nguyện cũng tập trung vào việc tuyên truyền gìn giữ và phát huy nghề làm thuốc Nam truyền thống của người Dao khu vực Ba Vì.

Các em nhỏ đang vẽ tiêu bản lá cây thuốc - đặt tờ giấy trắng lên trên lá thuốc và dùng bút chì hoặc bút màu tô để lấy được hình gân lá. Sau đó, các bạn thuyết trình về tên và công dụng của loài cây đó.

Các em nhỏ đang vẽ tiêu bản lá cây thuốc – đặt tờ giấy trắng lên trên lá thuốc và dùng bút chì hoặc bút màu tô để lấy được hình gân lá. Sau đó, các bạn thuyết trình về tên và công dụng của loài cây đó.


Các bạn nhỏ còn được hướng dẫn băng bó vết thương hở ở tay.

Các bạn nhỏ còn được hướng dẫn băng bó vết thương hở ở tay.

Các hoạt động khác như Cảm nhận cuộc sống bằng các giác quan, chơi các trò chơi, nhảy flashmob cũng được các em nhỏ đặc biệt thích thú.

Nhảy flashmob vào các buổi trong ngày giúp tập trung các em và mang lại bầu không khí sôi động, thoải mái khi bắt đầu vào chương trình.

Nhảy flashmob vào các buổi trong ngày giúp tập trung các em và mang lại bầu không khí sôi động, thoải mái khi bắt đầu vào chương trình.


Các bạn nữ sinh cùng các em nhỏ biểu diễn các tiết mục văn nghệ, flashmob vào đêm liên hoan cuối.

Các bạn nữ sinh cùng các em nhỏ biểu diễn các tiết mục văn nghệ, flashmob vào đêm liên hoan cuối.


 
Tối ngày thứ tư, tất cả các nữ sinh tình nguyện, các thanh niên địa phương, các em nhỏ cùng nhau đốt lửa và nhảy múa mặc cơn mưa mỗi lúc một nặng hạt.

Tối ngày thứ tư, tất cả các nữ sinh tình nguyện, các thanh niên địa phương, các em nhỏ cùng nhau đốt lửa và nhảy múa mặc cơn mưa mỗi lúc một nặng hạt.

Trong bài viết về cảm nhận sau chuyến tình nguyện của bạn Nguyễn Thị Hồng (sinh viên năm hai, ngành Xây dựng, ĐH Xây dựng) có đoạn: “Lửa bùng cháy sáng rực, chúng tôi nắm tay nhau thật chặt, chạy xung quanh đống lửa dưới trời mưa dát mặt, hát vang bài ca chiến thắng. Chưa bao giờ tôi sống trọn như phút giây này, được cười, được vui, được đồng hành. Không biết cảm xúc của các bạn như thế nào nhưng với tôi buổi tối ấy thật trọn vẹn và tuyệt vời. Chúng tôi bên nhau dệt nên một phần của tuổi trẻ. Mong rằng sẽ được trở lại nơi đây với những ngày tuyệt vời như thế nữa”.

Các nữ sinh nhận học bổng Merali chụp ảnh kỉ niệm cùng các em nhỏ thôn Yên Sơn.

Các nữ sinh nhận học bổng Merali chụp ảnh kỉ niệm cùng các em nhỏ thôn Yên Sơn.

Chương trình tình nguyện 5 ngày tại thôn Yên Sơn năm nay không chỉ là cơ hội để các bạn nữ sinh rèn luyện nhiều kĩ năng, được trải nghiệm các hoạt động xã hội mà còn đem lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ và kết thêm tình thân với bà con người Dao nơi xóm núi Ba Vì.

Ảnh: Đoàn, Nhật, Phong, Tuyền, Mai Anh

Mai Anh

Xem album ảnh của chương trình

[fblike]

Chia sẻ của nữ sinh sau chương trình: http://bit.ly/2tmfroQ, http://bit.ly/2sXrycF

Xem chương trình Tình nguyện dành cho nữ sinh nhận học bổng Merali năm 2014, năm 2015, năm 2016.